Cây trồng trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi tốt nhất

Các loại cây trồng trong nhà vệ sinh
Các loại cây trồng trong nhà vệ sinh

MỤC LỤC

Nhà vệ sinh cũng là một không gian quan trọng trong không gian sống của gia đình. Mỗi ngày chúng ta đều phải giải quyết nhu cầu vệ sinh. Nhưng mỗi lần vào nhà vệ sinh lại có mùi hôi thối khó chịu. Nếu điều đó diễn ra trong một hay hai ngày thì chúng ta không nói tới. Nhưng điều đó tiếp diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài. Thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Các bạn đang không biết làm thế nào để khắc phục vấn đề trên. Thì mọi người hãy cùng Công ty Hoàng Long tìm hiểu các loại cây trồng trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi, thanh lọc không khí sau đây.

Tác dụng của việc trồng cây trong nhà vệ sinh

Không phải ngẫu nhiên các hộ gia đình hiện đại ngày nay lại thích trồng cây trong nhà vệ sinh, nhà tắm. Lý do bởi vì, sự hiện diện của cây xanh trong loại hình không gian này có rất nhiều tác dụng tuyệt vời. Dưới đây là những tác dụng điển hình nhất:

 Khử mùi hôi

Nhà vệ sinh, nhà tắm là nơi ẩm ướt và rất dễ sinh mùi hôi thối khó chịu. Nếu như không thường xuyên lau chùi hoặc lau chùi không đúng cách. Trong khi đó cây xanh khử mùi hôi rất tốt, đặc biệt là những loại cây khử mùi hôi trong nhà có khả năng hấp thụ khí Amoniac. 

Khử độc

Cây khử độc trong nhà cũng chính là tác dụng tuyệt vời. Nếu không trồng cây xanh trong nhà tắm, nhà vệ sinh thì quả thật là một điều đáng tiếc. Chúng sẽ giúp không khí nơi đây trở nên trong lành và an toàn với sức khỏe của các thành viên trong nhà.

Ý nghĩa về mặt phong thủy

Nhà vệ sinh chứa rất nhiều xú uế nên thường có âm khí rất nặng. Tích tụ rất nhiều những nguồn năng lượng tiêu cực. Việc trồng cây phong thủy trong nhà vệ sinh sẽ cân bằng trường khí. Và điều hòa âm dương giúp gia chủ cải vận, thu hút điềm lành.

Trang trí

Ngoài những tác dụng trên, cây trồng trong nhà vệ sinh còn mang giá trị tô điểm cho không gian. Giúp nơi đây trở nên tươi mới, sinh động và ấn tượng hơn. Không còn là nỗi sợ hãi của nhiều người khi bước vào.

Các loại cây trồng trong nhà vệ sinh

1. Cây trầu bà

Khi được hỏi nên chọn cây gì để làm cây trồng trong nhà vệ sinh. Cây trầu bà luôn đứng đầu danh sách bởi loại cây này cực kỳ dễ sống. Chúng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ẩm ướt, thiếu sáng. Lại vừa có tác dụng hút khí độc, loại bỏ chất gây ung thư và nhiều chất bay hơi khác.

Cây trầu bà sẽ giúp chuyển đổi lượng khí carbon dioxide đc sản sinh trong không khí trong quá trình hít thở của chúng ta thành khí oxi, cung cấp oxi cho căn phòng.

Cây trồng trong nhà vệ sinh
Cây trồng trong nhà vệ sinh

2. Cây cọ xanh

Cây cọ xanh không chỉ có tác dụng làm thuốc. Mà trong phong thủy nó còn được biết đến với công dụng giữ của, sinh tài. Nhiều gia đình lựa chọn loại cây này trong khu vực nhà vệ sinh hoặc có thể trồng trong sân vườn. Đây là loại cây được ví như là bộ máy lọc amoniac sẽ rất tốt cho con người. Lời khuyên dành cho bạn nếu lo lắng nhà vệ sinh có mùi ẩm mốc thì hãy đặt một chậu cây cọ xanh vào nhé. Trong phong thủy cây cọ xanh mang ý nghĩa sinh tài, phát lộc, giữ của. Các chuyên gia phong thủy khuyên gia chủ nên trồng cọ trong chậu ở phòng vệ sinh. Hoặc trồng ngoài sân vườn sẽ rất tốt cho sức khỏe và tài vận của con người.

3. Cây bạc hà

Mùi hương của cây bạc hà là thứ mà luôn khiến con người chúng ta cảm thấy thư thái và dễ chịu. Đặc biệt, mùi của loài cây này rất đậm nên có thể áp chế được mùi hôi trong nhà vệ sinh. Cây bạc hà có thể xua tan mùi hôi, và diệt khuẩn, khử độc và cả đuổi muỗi. Cũng như những loài kể trên cây bạc hà là loài ưa bóng râm, và rất dễ trồng . Vì vậy mà nếu bạn đang cần tìm một loài cây có mùi hương thiên nhiên. Để áp chế mùi hôi nhà vệ sinh thì cây bạc hà là một gợi ý không tồi.

4. Cây nha đam

Cây lô hội hay còn có tên gọi khác là cây nha đam. Loài cây này có tác dụng lọc khí, giải phóng oxy, hút chất khí có hại. Không những thế, nó còn có tác dụng hút bụi bẩn, loại bỏ các loài vi khuẩn có trong không khí.

Do vậy, đặt một chậu cây lô hội trong nhà vệ sinh là giải pháp tuyệt vời để lọc khí, giảm thiểu các nguồn gây bệnh. Cây lô hội dễ bị héo úa trong điều kiện ánh sáng mạnh nhưng lại sống được trong môi trường ít ánh sáng. Chính vì lý do này khiến nó trở thành ứng cử viên tuyệt vời cho top cây trồng trong nhà vệ sinh.

5. Cây ngải cứu

Chắc hẳn cây ngải cứu đã là hình ảnh quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Loài cây này xuất hiện nhiều trong các món ăn, làm thuốc. Thế nhưng, ít ai biết lá của cây ngải cứu có tác dụng hút mùi khá tốt ở khoảng không gian gần. Vì vậy, nếu có ý định trồng thêm cây xanh trong nhà vệ sinh thì bạn đừng bỏ quên loài cây này nhé.

6. Cây lưỡi mèo

Cũng như anh chị em họ hàng của nó là cây lưỡi hổ, cây lưỡi mèo cũng nằm trong danh sách của NASA các cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. Loài cây này hấp thụ các chất độc từ không khí như: benzen, carbon monoxide, chì, formaldehyde, nicotine, toluene, xylene,…những chất này có khả năng gây ung thư phổi và các bệnh mãn tính khác nếu tiếp xúc về lâu về dài. Với những tác dụng tuyệt với trên, nếu cây trồng trong nhà vệ sinh sẽ giúp không khí trong lành, tươi mát hơn, không chỉ thể chất mà cả tâm trí bạn cũng sẽ luôn được mạnh khỏe.

Không những vậy cây lưỡi mèo còn có khả năng tạo khí O2, hấp thụ CO2 ngay cả khi vào ban đêm.

các loại cây trồng trong nhà vệ sinh
Các loại cây trồng trong nhà vệ sinh

7. Cây hoa đỗ quyên

Đây là một loại hoa chứ không phải là một loại cây nào, một loại hoa tươi tắn và đầy màu sắc làm rực rỡ lên không gian nhà vệ sinh của bạn, để phòng vệ sinh của bạn không còn tẻ nhạt. Khu nhà vệ sinh của bạn sẽ không bao giờ còn mùi hôi khi có sự xuất hiện của loài hoa này.

8. Cây sen đá

Hầu hết cây xanh đều thải oxy vào ban ngày và giải phóng carbon dioxide vào ban đêm. Thì sen đá là 1 trường hợp ngoại lệ khi sản xuất oxy không ngừng nghỉ cả ngày và đêm.

Không những thế, sen đá đã được NASA kiểm chứng là có thể loại bỏ độc tố, làm sạch không khí. Chính vì vậy mà sen đá được sử dụng phổ biến như là 1 loại cây cảnh hút khí độc. Cụ thể, loại cây mọng nước có thể loại bỏ được 87% các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Các chất VOC (như benzene và formaldehyde) thường ẩn nấp trong khói thuốc lá, thảm chùi chân; túi hàng tạp hóa; sách và mực in, nên cây hoa đá được trồng trong viện nghiên cứu và thư viện sẽ rất hữu dụng.

9. Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì được biết đến nhiều vì tác dụng xua muỗi do thân và lá cây có thể tiết ra hợp chất khiến muỗi tránh xa. Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho rằng cây có tác dụng khử mùi khá tốt, thải độc không khí, giúp không khí trong lành hơn.

Cây ngũ gia bì rất dễ trồng, không mất nhiều chăm sóc mà vẫn có thể sinh trưởng tốt. Chỉ cần đặt gần ánh sáng, độ ẩm cao vì vậy khi cây trồng trong nhà vệ sinh thì cây sẽ phát triển rất nhanh.

10. Cây thường xuân

Cây thường xuân leo được xem là “người hùng thầm lặng” giúp lọc khí cũng như diệt vi khuẩn có hại. Không những vậy, với đặc điểm thân leo nhìn rất đẹp mắt. Nó không chỉ tô điểm cho không gian nhà vệ sinh thêm đẹp.Mà còn khử mùi, diệt khuẩn tuyệt vời. Đặc điểm của cây thường xuân là ưa bóng râm. Thích môi trường có độ ẩm cao nên rất thích hợp để làm cây trồng trong nhà vệ sinh.

Cây thường xuân có tác dụng làm sạch không khí, giết chết vi khuẩn có hại . Không những thế, loài cây này còn phù hợp để trồng trong môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh. Bên cạnh tác dụng giúp không khí trở nên thoáng đãng thì cây thường xuyên còn có tác dụng trang trí rất hiệu quả. Với một chậu cây thường xuyên, phòng tắm của bạn sẽ trở nên đẹp mắt, ấn tượng với không gian xanh mát.

Những lưu ý khi chọn cây trồng trong nhà vệ sinh

Khi chọn cây trồng trong nhà tắm, chúng ta cần nắm một vài lưu ý quan trọng sau đây: 

Điều kiện sinh trưởng của cây trồng trong nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi có độ ẩm rất cao, ít ánh sáng tự nhiên và không có nhiều gió trời cũng như sự thông thoáng. Do đó, loại cây xanh trồng trong môi trường này phải đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt. Cây ưa ẩm ướt, sống được trong bóng râm hoặc dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang. Và một điều quan trọng không kém đó là cây không rụng lá nhiều, dễ gây mất vệ sinh và khó chăm sóc. 

Kích thước của cây trồng trong nhà vệ sinh

 Diện tích nhà vệ sinh của những hộ gia đình thường nhỏ chưa kể đến việc bên trong nhà vệ sinh được trang bị thêm nhiều thiết bị vệ sinh lại làm cho phòng vệ sinh càng trở nên chật hẹp hơn. Chính vì vậy mà bạn cần nên chọn những chậu cây có kích thước nhỏ vừa phải. Hoặc những chậu treo trang trí, những loại cây ít cành, không quả xum xuê, có thể dễ dàng di chuyển được 

Chất liệu và màu sắc chậu trồng 

Bạn cần lựa chọn chậu trồng cây có màu sắc và chất liệu làm tôn lên vẻ đẹp đó khó tả. Nếu cây trồng bạn đã chọn chỉ có màu xanh. Không có hoa sặc sỡ thì bạn nên chọn loại chậu có màu sắc và thiết kế cầu kì. Nếu nhà vệ sinh của bạn có gam màu trầm ấm,, những chậu cây đã phải có hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng là quyết định đúng đắn. Đa số nên chọn loại chậu làm bằng men sứ hoặc thủy tinh sẽ tạo nên được vẻ sang trọng..

Vị trí đặt cây trồng trong nhà vệ sinh

Thường thì trong nhà vệ sinh, người ta thường đặt chậu cây trồng ngay trên bồn rửa tay, cạnh gương soi hoặc bậu cửa sổ (đối với phòng có cửa sổ hoặc ở ngay bồn lavabo đều được). Với vị trí này nên là loại cây có chậu nhỏ, thân nhỏ,. Những vị trí cho chậu lớn cây lớn là khu vực gần cửa, hoặc dưới bồn rửa tay, góc phòng. Nơi trần nhà có thể đặt những cây trồng trong chậu treo. Điều quan trọng khi chọn vị trí đặt cây đó là, nơi ấy có đủ ánh sáng và thoáng khí hay không. Có phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây trồng hay không. Bạn cũng có thể thiết kế chiếc đèn nhỏ riêng biệt dành cho nơi đặt cây. Nếu trong trường hợp phòng không có ánh nắng mặt trời.

Cách chăm sóc cây trồng trong nhà vệ sinh

Đối với cây trồng bạn cần quan tâm đến độ ẩm của không khí cũng như của cây. Cây không cần nhiều nước tưới mà cần khô thoáng. Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên kiểm tra bề mặt đất trồng cây có bị ngập úng hay không . Trường hợp chậu cây quá ướt, phải đem ra ngoài hong khô đất hoặc nhẹ nhàng thay đất cũng như đổi chậu. Đồng thời cắt tỉa lá, cành cây đình kỳ. Để đảm bảo cây không mọc quá sum sê hoặc lá úa vàng rơi rụng gây mất vệ sinh. Dễ dẫn đến sâu bệnh hại. Mỗi tuần định kỳ từ 1-2 lần, bạn nên mang chậu cây ra phơi nắng nhẹ buổi sáng khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Để cây có đủ điều kiện sinh trưởng và giữ cho lá được xanh tốt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*